Breaking News
Loading...
Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Việt Nam Tiếp Cận Những Ứng Dụng KHCN Về Năng Lượng Của Hàn Quốc

11:42

Việt Nam Tiếp Cận Những Ứng Dụng KHCN Về Năng Lượng Của Hàn Quốc

Đại diện Ban tổ chức, ông Cha Dong Hwang cho biết Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu.

Chiều 14.3, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo Giới thiệu Công nghệ Sản phẩm ngành Năng lượng Việt - Hàn 2017. Đây là chương trình do Trung tâm đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam - VCIC kết hợp với Bộ Công Thương Hàn Quốc tổ chức.
Theo kế hoạch trong giai đoạn 2010 - 2020, chính phủ Việt Nam đã coi công nghệ sạch là chìa khóa để giảm phát thải khí nhà kính từ 8 đến 10%, hướng tới mục tiêu đến năm 2050 sẽ tiếp tục giảm thêm 1,5-2%.


Để đạt được mục tiêu đến năm 2025, 50% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng các công nghệ xanh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo ước tính của Chương trình Công nghệ Thích ứng với Biến đổi Khí hậu thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, từ nay đến năm 2025, thị trường công nghệ sạch của Việt Nam sẽ cần tổng đầu tư lên tới 20 tỉ USD.
Được biết đến là quốc gia có sự phát triển khoa học công nghệ mạnh mẽ, Hàn Quốc chỉ mất hơn 20 năm để phát triển. Đến với sự kiện lần này, phía Hàn Quốc có sự tham dự của các công ty sản xuất máy phát điện năng lượng gió, thiết bị truyền tải sức gió, sản xuất thiết bị biến tốc điều khiển thủy lực, máy lò đốt khí gas, xăng dầu trong công nghiệp, máy phát điện cỡ nhỏ. Cũng như các công ty về thiết bị cơ khí thủy lực,kìm bấm cos thủy lực, kìm cắt cáp thủy lực để phục vụ cho các công trình sản xuất.
Đồng hành với Việt Nam trong công cuộc ứng phó với BĐKH, cộng đồng quốc tế đã có những hỗ trợ thiết thực thông qua các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật và tài trợ đầu tư để tăng cường thể chế chính sách, nâng cao năng lực, đầu tư hạ tầng.
Sau buổi hội thảo, đoàn Doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiến hành đến thăm nhà máy của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tìm hiểu sâu hơn về cơ hội hợp tác cũng như hiểu rõ hơn tình hình phát triển khoa học kỹ thuật tại Việt Nam để tiến tới các giải pháp thích hợp



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer